VIHEM NHÀ PHÂN PHỐI CHÍNH CÁC SẢN PHẨM ĐỘNG CƠ ĐIỆN VIỆT NAM - HUNGARY

Cách đấu motor 3 pha

Lời khuyên của chuyên gia trong ngành điện về an toàn lao động trước khi làm việc tiếp xúc với nguồn điện.

  • Chú ý: Khi tiếp xúc với bất cứ nguồn điện nào đều cần tuân thủ các quy định an toàn lao động tại cơ quan nhà xưởng. Chí ít cũng là tự bảo vệ bản thân bằng cách dập cầu dao điện sau đó thử kiểm tra nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn chưa bằng đồng hồ, bút thử chuyên dụng. Tại nơi cầu dao điện cần treo biển sửa chữa hoặc có người canh gác tránh việc đóng cầu dao khi đang có người làm việc trực tiếp với nguồn điện.
  • Cách đấu motor 3 pha vào nguồn điện không đơn giản như đối với động cơ điện 1 pha vốn chỉ cần đấu nối trực tiếp 2 cực điện của động cơ 1 pha thông qua dây dẫn, ổ cắm vào nguồn điện 220V dân dụng hoặc 1 cực với dây nguội ( dây trung tính) và 1 cực với dây nóng ( dây pha) ở nơi có nguồn điện 3 pha (cũng cho ra điện áp 220V) là có thể khởi động động cơ điện 1 pha. Tuy nhiên với hướng dẫn tuần tự ngắn gọn dưới đây Chúng tôi tin rằng ai cũng có thể hiểu và tự đấu motor vào nguồn điện được.

Cách đấu motor 3 pha vào nguồn điện – thông qua nhãn động cơ hoặc hướng dẫn sử dụng

Tất nhiên rồi đầu tiên bạn cần có một motor 3 pha, tiếp đó quan sát nhãn gắn trên thân động cơ hoặc xem hướng dẫn sử dụng thường được đi kèm khi mua động cơ, có một số hãng đặt phía trong hộp cực động cơ (bạn cần mở nắp hộp cực để lấy sách hướng dẫn sử dụng) thông thường sẽ có các trường hợp sau đây: (minh họa cụ thể từ hướng dẫn sủ dụng thuộc sản phẩm motor HEM)

A. Động cơ có điện áp vận hành ghi trên nhãn là 220/380V (hình a)

Chú ý: Tại Việt Nam động cơ có nhãn dạng lưới điện 220/380V được sản xuất sẵn thường là các động cơ nhỏ, có công suất từ 11kW trở xuống.

  1. Ta hiểu nếu lưới điện đang sử dụng là 220V tức là điện áp giữa 2 dây pha với nhau sẽ là 220V (đây là điện áp không phổ biến tại Việt Nam, thường được sử dụng tiêu chuẩn ở Mỹ, Nhật, hoặc các nhà máy của nước ngoài đặt tại Việt Nam có hệ thống điện lưới 220V  – khi đo các dây pha với nhau thay vì phổ biến là 380V). Lúc này ta để các vị trí cọc cực nối với nhau thông qua cầu nối như sơ đồ bên trái (đây là sơ đồ đấu kiểu tam giác trong ngành điện thường nhắc tới) rồi đấu trực tiếp 3 dây pha lần lượt vào vị trí U1 V1 W1 như hình vẽ bên trái là xong.
  2. Còn nếu điện lưới là 380V tức là với lưới điện khi đo điện áp giữa các pha với nhau là 380V (đây là điện lưới phổ biến nhất tại Việt Nam) thì như hình vẽ (lưới 380V) ở bên phải ta để các cầu nối nối tiếp các cọc cực W2 U2 V2 lại với nhau (đây là kiểu đấu nối dạng sao), cuối cùng đấu trực tiếp 3 dây pha lần lượt vào vị trí U1 V1 W1 như hình vẽ bên phải là xong.

B.Khi nhãn động cơ ghi điện áp vận hành là 380/660V (hình b)

Cũng tương tự như mục (A) chỉ khác là lưới điện 380V và 660V cụ thể:

  1. Với lưới 380V ta sử dụng cách đấu tam giác như hình (lưới 380V) bên trái – nối từng cặp (U1 W2) (V1 U2) (W1 V2) với nhau bằng cầu nối, sau đó đấu 3 dây pha vào U1 V1 W1 là xong.
  2. Với lưới 660V ta sử dụng cách đấu dạng sao như hình (lưới 660V) bên phải – nối tiếp (W2 U2 V2) với nhau bằng cầu nối, sau đó đấu 3 dây pha vào U1 V1 W1 như hình bên phải là xong.

Kết luận: An toàn lao động là điều tiên quyết cần phải quan tâm trước khi thực hiện mọi công việc liên quan đến nguồn điện đặc biệt là việc đấu nối điện 3 pha. Vì vậy mặc dù cách đấu motor 3 pha được trình bày ở trên cho dù đơn giản dễ hiểu nhưng các bạn cũng không nên chủ quan tự làm một mình, tốt nhất cần có trợ thủ – đồng nghiệp giúp đỡ để đảm bảo an toàn khi có sự cố bât ngờ sảy ra. Một điều nữa nếu có bất cứ vấn đề gì không chắc chắn các bạn có thể liên hệ trực tiếp với những người có chuyên môn trong lĩnh vực này hoặc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hướng dẫn, giải đáp và kiểm tra lại 1 lần để đảm bảo chắc chắn ko có sự cố ngoài mong muốn.

Vihem.vn luôn sẵn sàng chia sẻ khi các bạn cần. Chúc các bạn thành công.

zalo

Chat Zalo

(7h30 - 18h00)

0866 798 789

(7h30 - 18h00)